* Giao thông vận tải: Đường bộ gồm 8 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài trên 238km: 20 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 268.5 km; huyện lộ dài 349 km, đường đô thị 355 km và đường giao thông nông thôn 4.386km. Giao thông đường thủy gồm 16 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 298.8 km. Có 16 cảng thủy nội địa: Cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng ICD…
Tuyến đường sắt Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh chiều dài 21,6km với 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh, ga Đồng Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa.
* Hệ thống điện:
Mạng lưới điện được xây dựng tương đối đều trên địa bàn cả tỉnh: Có Nhà máy điện Ninh Bình công suất 4 x 25MW: có 01 trạm biến 500KV, 03 trạm biến áp 220KV, 13 trạm biến áp 110KV…
* Hệ thống hạ tầng thương mại, du lịch:
Về thương mại: Toàn tỉnh có 02 trung tâm thương mại, 9 siêu thị và 110 chợ (trong đó có 01 chợ loại I; 05 chợ loại II; 03 chợ đầu mối nông sản và 101 chợ loại III) và có trên 20.000 cơ sở kinh doanh thương mại.
Về du lịch: Ninh Bình có gần 100 khách sạn và hàng nghìn nhà hàng lớn nhỏ và một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng sinh thái như Hoàng Sơn Pearce, Ninh Bình Legend Hotel, the Vissai Hotel, Emeralda resort Ninh Bình…
Khách sạn Hoàng Sơn.
* Hệ thống hạ tầng viễn thông:
Hiện tại mạng lưới bưu điện Ninh Bình gồm 40 bưu cục (02 bưu điện trung tâm, 07 bưu điện huyện và 31 bưu điện khu vực), với trên 1.1 triệu di động, trên 60 nghìn thuê bao internet, trong đó 100% các cơ quan Nhà nước được kết nối internet băng thông rộng. Các tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị ở tất cả các trung tâm huyện, thành phố…: 100% số xã đã có điện thoại.
2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
1.Tiềm năng du lịch, văn hóa:
Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan vô cùng đặc sắc và đa dạng, là vùng đất ken dày các di tích lịch sử. Đến nay toàn tỉnh có hơn 1.500 di tích, trong đó có 80 di tích đã được xếp hạng quốc gia.
Ninh Bình cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa làng quê đồng bằng Bắc Bộ, với nhiều “nhân kiệt” tài ba, bất hủ như: Đinh Tiên Hoàng, Dương Văn Nga, Trương Hán Siêu… Ninh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế phát triển du lịch với nguồn tài nguồn rất đậc sắc và đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế như:
- Khu Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể hang động và di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú, độc đáo. Cụ thể là khu du lịch sinh thái Tràng An – được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; Khu cố đô Hoa Lư; Khu hang động Tam Cốc – Bích Động: tuyến Linh Cốc – Hải Nham và Thạch Bích – Thung Nắng.

Sân rồng đền Đinh.
Bến thuyền Tràng An.
- Quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính: Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á với rất nhiều kỷ lục, hàng năm đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước.
Du khách thăm chùa Bái Đính
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Diện tích khu vực này là 3.710 ha với nhiều loài sinh vật (547 loài thực vật và 39 loài động vật) có những loài quý hiếm, đặc hữu của vùng đất ngập nước, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học.
Du khách thăm Vân Long.
- Vườn Quốc gia Cúc Phương: Có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha, là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 loài động thực vật).
- Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Nước suối Kênh Gà (nhiệt độ 530C và khoáng chất tốt) đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Động Vân Trình là một địa danh đẹp để cùng với hệ thống các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.
Khu Kênh Gà.
- Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Tính độc đáo thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc Á đông với chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, tạo nên vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế đến tham quan.
Nhà thờ đá Phát DIệm
- Làng nghề truyền thống: Hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và có khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm (làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề mây tre đan, làng nghề cói…).
Sản phẩm thêu tay.
Sản phẩm gốm Bồ Bát
2. Tiềm năng nguồn nhân lực
Với quy mô dân số khoảng 96 vạn người. trong đó có 49,92% nam và 50,08% nữ, mật độ dân số 694 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 58,6 vạn người chiếm 60,9%, trong đó lao động qua đào tạo chiếm 26,9%.
3.Tiềm năng về công nghiệp
Địa hình có các loại hình khác nhau, từ vùng núi, vùng đồng bằng cho tới vùng ven biển thích hợp để phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản; nông sản, hoa quả và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Ninh Bình là một trong những trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất cả nước với nhà máy liên doanh Huyndai Thành Công, đó là tiềm năng để thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử…
4. Tiềm năng về nông nghiệp
Với diện tích gần 96.624 ha đất nông nghiệp trong đó đất trồng lúa là 45.329 ha, đất lâm nghiệp 28.342 ha, đất nuôi trồng thủy sản 6.799 ha. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất với nông nghiệp theo giá trị thực tế (trồng trọt 62,1%, chăn nuôi 32,2%, dịch vụ nông nghiệp 5,7%); năng suất lúa bình quân đạt 56,2 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 45,9 vạn tấn/năm; sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quânđạt trên 120 triệu đồng; độ che phủ rừng đạt 20%.