Xây dựng Ninh Bình thành tỉnh phát triển khá vùng đồng bằng sông Hồng
Tỉnh Ninh Bình kiên định thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kình tế; nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2021 với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2022...

 Những năm gần đây, kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình có sự bứt phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI) chưa tương xứng. 

 

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình thăm nhà máy sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn 

Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch, giao các sở, ban ngành, địa phươmg, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về cải cách, đơn giản thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số PCI của tỉnh luôn biến động, có xu hướng giảm thời gian qua. 

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành nghiêm túc tự rà soát, đánh giá thẳng thắn, trách nhiệm, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân vì sao chỉ số PCI giảm; đồng thời tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư, nguyện vong và hiến kế, được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tích cực hưởng ứng. Từ đó, tỉnh kịp thời giải đáp và có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như hiện nay. Cùng với đó, tỉnh đã triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết và thực hiện những giải pháp cải thiện, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải thiện PCI ngay trong năm 2021 và phấn đấu đến năm 2025 năm trong top 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó: 

- Tập trung rà soát, sửa đổi và xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách của tỉnh để tạo môi trường kinh doanh giữa lợi ích môi trường tự nhiên, người dân, doanh nghiệp và chính quyền. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hướng đến doanh nghiệp.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, với quyết tâm cao, hành động quyết liệt trong thực hiện cải cách hành chính, nhất là TTHC; giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Cụ thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân, lấy nội hàm tham gia cải thiện chỉ số PCI để đánh giá kết quả làm "việc của các cá nhân, tổ chức, đơn vị. Kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, kỳ cương. Bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức có năng lực, trách nhiệm cao để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp nhận, xử lý các TTHC. 

- Đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng thực chất, thực hiện công khai, minh bạch về TTHC; rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung TTHC theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm xem xét sửa đổi theo hướng rút ngắn tối đa thời gian giải quyết TTHC. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của tỉnh. 

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức chính trị trong thực thi công vụ cho cán bộ, công chức; tuyên truyền. nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân về PCI. Ban hành bộ tiêu chỉ đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) và thực hiện đánh giá ngay trong năm 2021. Tăng cường đối thoại với người dân và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và giải quyết những khó khăn, vướng mắc. 

Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm. Kế thừa những thành quả đã đạt được, cùng với mục tiêu, ý chí, khát vọng đưa Ninh Bình bứt phá đi lên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định chủ đề công tác năm 2021 "Kỷ cương, trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức thức chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, quyết liệt các nhiệm vụ ngay từ đầu năm, với yêu cầu, quan điểm là “truy đến cùng, giải quyết triệt để". UBND tỉnh tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề để nghe và cho ý kiến về nội dung, kế hoạch, định hướng lớn, quan trọng của từng ngành, lĩnh vực, địa phương và tập trung giải quyết dứt diểm các khó khăn, vướng mắc, kiên định thực hiện "mục tiêu kép" vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế; nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2021. 

Tình hình phát triển kinh tế-  xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ cử tri đi bầu cử của tỉnh từ trước đến nay đạt (99,57%).

Tổng sản phẩm xã hội GRDP theo giá so sánh 2010 ước đạt 20.996,5 tỷ đồng, tăng 7,18% so với cùng kỳ năm 2020, xếp thứ 6 vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 10.650,5 tỷ đồng, đạt 7,2% dự toán, tăng 21,6% so với cùng kỳ. Văn hóa – xã hội tiếp tục có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, hiệu quả quản lý nhà nước ngày càng được nâng cao.

Với quyết tâm, nỗ lực cao, tỉnh Ninh Bình thống nhất chưa điều chỉnh mục tiêu, tiếp tục phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 là 0,8%, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2021. 6 tháng cuối năm cần tập trung, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:

-Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa tập trung cao phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội; đặc biệt chú trọng khâu tổ chức tiếp nhận, cách ly; tiếp tục tiêm vắc xin theo kế hoạch, huy động tối đa vắc xin cho người dân trong tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ gắn với phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.

-Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; phát triển công nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với công nghệ sạch, công nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biên nông sản và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với bảo tồn và phát triển giá trị các di sản.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển toàn diện đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội và giảm nghèo bền vững, phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với bảo vệ môi trường.

Một góc thành phố Ninh Bình.

 Tập trung công tác lập Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong phát triển sản xuất - kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tình, đẩy nhanh hoàn tất thủ tục đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là các công trình, dự án trọng tâm, quan trọng, tạo đà phát triến cho nhiệm kỳ mới; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kết nối vùng, liên vùng tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế - xã hội, dẫn dắt và huy động các nhà đầu tư theo định hướng xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh. 

Điểm nhấn căn bản trong quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Triển khai thực hiện Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, tỉnh Ninh Bình đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1413/QĐ-TTg ngày 15/9/2020. Với những nõ lực quyết tâm cao, đến nay, tỉnh đã thực hiện đánh giá xong hiện trạng và đang xây dựng ý tưởng lập quy hoạch, dự kiến đến hết năm 2021 hoàn thành việc lập quy hoạch tinh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và sẽ trình Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt vào tháng 6/2022. 

Từ đó, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025), với mục tiêu "Xây dựng tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững; tỉnh khá của vùng đồng bằng Sông Hồng". Trên cơ sở khơi dậy ý chí tự tôn, khát vọng phát triển từ những giá trị, bản sắc văn hóa - lịch sử và con người vùng đất cố đô Hoa Lư, trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước, phát triển công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gần với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ, làm cơ sở phát triển hệ thống các đô thị và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, có kết cấu hạ tấng đồng bộ, hiện đại; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội...  Tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển về du lịch - dịch vụ chất lượng cao, có nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh và là tỉnh phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; là trung tâm du lịch lớn của quốc gia và quốc tế; là nơi đáng sống và điểm đáng đến, một "đầu mối" phát triển quan trọng của tam giác tăng trưởng vùng thủ đô Hà Nội, Hải Phòng - Quảng Ninh và Ninh Bình - Thanh Hóa. 

Hà Thành

  • Từ khóa :