
Tiếp sau hoạt động dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc Tiên đế, tiền nhân đã có công lao to lớn với đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn đại biểu của Trung ương và của tỉnh đã dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ", Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Chương trình do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư với sự tham dự của lãnh đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh.
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự vui mừng khi về dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại vùng đất cố đô Hoa Lư lịch sử và văn hiến, nơi sở hữu những giá trị văn hoá đặc sắc hoà quyện với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tổng Bí thư cho biết: Cách đây hơn 65 năm, ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây”, đăng trên báo Nhân dân, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Người đã chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều” “đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia” và Người đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây” trong cả nước. Lời kêu gọi của Người nhanh chóng biến thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác và hành động cụ thể.
Tổng Bí thư nêu rõ: Tết Nguyên đán Canh tí 1960 là năm đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phong trào "Tết trồng cây", Tết trồng cây vì miền Nam ruột thịt", "Tết trồng cây đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Rồi đến ngày nay, chúng ta có Tết trồng cây làm theo lời Bác. "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" là những dấu ấn đậm nét và quyết tâm học làm theo lời Bác của Đảng và nhân dân ta. Từ đó tới nay, mỗi độ xuân về, Tết trồng cây đã thực sự trở thành ngày hội của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đây không chỉ là một hoạt động có ý nghĩa truyền thống sâu sắc mà còn là hành động cụ thể thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu hướng tới một hành tinh xanh vì sự phát triển nhanh và mềm ứng của đất nước và toàn cầu.
Biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang trở thành thách thức mang tính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia dân tộc. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trước biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, nhất là các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, các hiện tượng thiên nhiên cực đoan như bão, lũ lụt, hạng hán, sập nhật mặt, sa mạc hóa… gây những tổn thương tổn thất nghiêm trọng về con người và tài sản. Do đó, việc trồng cây chăm sóc và bảo vệ rừng gắn với chiến lược kinh tế xanh không chỉ có ý nghĩa cơ cấu lại mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng phát triển hạ tầng xanh mà còn thúc đẩy văn minh sinh thái vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì một thế giới tốt đẹp hơn, với sự trung tay của cả hệ thống chính trị và của mọi tầng lớp nhân dân.
Với một tỉnh sở hữu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, quần thể danh thắng Tràng An có trên 40% diện tích tự nhiên là rừng quốc gia, công viên, đất ngập nước, khu dự trữ sinh quyền, tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết cực để trồng cây, chăm sóc và bảo vệ môi trường. Về Ninh Bình hôm nay, nhìn thấy những hàng cây uốn lượn trên những cung đường dẫn tới các công viên di sản, các khu du lịch, ngắm những dạng núi đá vôi trùng điệp mà trên đó đã hồi sinh màu xanh của rừng, rồi soi bóng xuống các dòng sông cổ, tạo nên cảnh sáư thiên nhiên sơn thanh thủy tú, khiến mọi du khách từ mọi vùng miền luôn luôn tìm đến cám phá, tận hưởng cảm giác tuyệt vời. Chúng ta càng ý thức đầy đủ hơn trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ môi trường sống.
Đặc biệt, Ninh Bình đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong những điểm đến tuyệt vời thân thiện nhất thế giới năm 2023 và vào top 10 trải nghiệm tốt nhất thế giới năm 2024. Đây là minh chứng rõ nét vai trò to lớn công tác trồng, chăm sóc cây xanh hướng tới một nền kinh tế xanh dựa trên nền tảng hạ tầng xanh.
Đồng chí Tổng Bí thư ghi nhận và đánh giá cao những thành tiệu mà Đảng Bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là trong việc bảo tồn và hồi sinh di sản cố đô hoa lư, gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lựa chọn mô hình phát triển xanh, hài hòa, bền vững.
Quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình năm 2021-2030 xác định mục tiêu tầm nhìn đến năm 2030. Về cơ bản, đạt tiêu chí năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Đây chính là những định hướng đúng đắn cho phép khai thác, phát huy tốt những tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh cùng địa phương sở hữu tài nguyên di sản đồ sộ, giá trị văn hóa độc đáo, thiên nhiên, rất tươi đẹp. Tỉnh Ninh Bình phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, biệt vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn kết với đẩy mạnh, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Năm 2025 – năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc. Nhân dịp này, cùng với khí thế, khát vọng của cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng Tổng Bí thư đề nghị: Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ, trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái và hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh đều góp phần để xây dựng một Việt Nam xanh vì sự sống hôm nay và vì các thế hệ mai sau. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình, các bộ, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể ở Trung ương và các địa phương cần tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức cụ thể, sinh động, thiết thực đến đông đảo quần chúng nhân dân về mục đích ý nghĩa của Tết trồng cây, về vai trò tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện lâu dài, giá trị, nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng.
Hăng hái tham gia phong trào trồng cây xanh, nâng cao ý thức của các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái khép, thực hiện phát động lễ trồng cây phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức. Các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp, đẩy mạnh công tác, giám sát, chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây. Các cơ quan chức năng cần xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia các dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với những biện pháp hồi sinh cảnh quan môi trường ở những nơi đã bị thôn tính xâm hại trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội gắn với đổi mới, mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu hưởng ứng Lễ phát động
Phát biểu hưởng ứng tại buổi lễ, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khẳng định tiếp thu đầy đủ, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, quyết tâm thúc đẩy phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh ngày càng đi vào chiều sâu, tạo đột phá cho chuyển đổi xanh gắn với chuyển đổi số đưa Ninh Bình trở thành một mô hình tiêu biểu về phát triển xanh, hài hòa, bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội dựa trên nền tảng hạ tầng xanh, kinh tế xanh, lấy du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí làm cụm ngành kinh tế mũi nhọn, lấy công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại làm động lực, lấy ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá, lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình vinh dự được đón đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương về thăm, dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” ngay trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025.
Với khí thế mới và động lực mới được thúc đẩy từ sự kiện quan trọng đầy ý nghĩa này, Đảng bộ, Chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Ninh Bình xin hứa với đồng chí Tổng Bí thư sẽ quyết tâm xây dựng một Ninh Bình xanh theo tinh thần con người và thiên nhiên hòa hợp, hướng tới mô hình phát triển phố trong rừng, rừng trong phố, phát huy truyền thống vùng đất cố đô Hoa Lư, lịch sử và văn hiến, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 22, Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, trở thành điểm sáng khi bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.
Nhân dịp này, tỉnh Ninh Bình trân trọng đề xuất Tổng Bí thư và Bộ Chính trị cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù như một số địa phương khác, nhằm huy động và tối ưu mọi nguồn lực phục vụ công tác bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị đặc biệt của cố đô Hoa Lư, giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể danh thắng Tràng An. Xây dựng thành phố Hoa Lư, xứng tầm đô thị di sản thiên nhiên kỳ, có vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị di sản toàn cầu, sở hữu danh hiệu UNESCO. Tập trung xây dựng Ninh Bình, trở thành một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao của vùng, quốc gia và quốc tế về du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, gắn với các cơ chế thông thoáng của khu vực thương mại tự do. Một trung tâm đổi mới sáng tạo ngoài trời tiêu biểu của đất nước, dựa trên nền tảng sáng tạo văn hóa nghệ thuật, làm mới truyền thống, phát huy giá trị cảnh sát thiên nhiên và tài nguyên di sản độc đáo, với một tổ hợp các công viên di sản, công viên giải trí, công viên phim trường, cụm ngành công nghiệp thể thao, công nghiệp biểu diễn sân khấu thực cảnh, một bảo tàng sống, bảo tàng ngoài trời lớn nhất cả nước, bảo tồn, tái hiện các hình thái đô thị cổ, các thiết chế làm Việt cổ truyền của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, của văn minh sông Hồng đang đứng trước nguy cơ bị xói ngọn bản sắc.
Một trung tâm cung ứng dịch vụ hậu cần sinh thái cho thủ đô Hà Nội và toàn vùng, gắn với hồi sinh, phát triển hệ sinh thái chuyên biệt, dựa vào các lâm viên, rừng quốc gia, khu giữ trữ sinh quyền, công viên đất ngập nước, công viên động vật hoang dã, gắn với ưu tiên thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, công nghệ mô phẩm thiên nhiên, công nghệ chuyển đổi xanh.
Ngay sau phần lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu Trung ương; các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Lãnh đạo HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo thành phố Hoa Lư đã thực hiện nghi lễ dâng hương trước tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế - người Anh hùng dân tộc có công dẹp loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầy đủ đầu tiên ở Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu trồng cây tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế
Tiếp đó, Tổng Bí thư và đoàn đại biểu của Trung ương, của tỉnh cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố Hoa Lư đã tiến hành trồng cây tại khu vực quảng trường. Khí thế của buổi Lễ ra quân đầu xuân là sự khởi đầu mới tốt đẹp cho phong trào trồng cây, trồng rừng, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước và xây dựng tỉnh Ninh Bình phát triển toàn diện, bền vững, đảm bảo môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp hướng tới mục tiêu xây dựng Ninh Bình đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.
ĐL